Chị Thuý đau đáu nhớ lại những ngày tháng bắt đầu cho chuỗi tai ương xảy đến với gia đình mình: “Khoảng 23 Âm lịch, khi gia đình chuẩn bị đón Têt thì con lên cơn sốt. Cứ nghĩ trẻ con ốm sốt bình thường thôi, không ngờ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài viêm phổi, bác sĩ còn nghi là ung thư máu".
Đó là một cái Tết buồn nhất trong cuộc đời chị Thuý. Bởi cả Tết, mẹ con chị phải ở lại bệnh viện theo dõi thêm. Do còn quá nhỏ, Thịnh phải trải qua đến 4 lần chọc tuỷ bên để xét nghiệm.
Ít ngày sau, con được chuyển sang Viện Huyết học và truyền máu Trung ương để điều trị ung thư máu. Đứa trẻ mới 1 tuổi tiếp tục bị chọc tuỷ thêm 1 lần nữa để xác định chính xác loại ung thư máu mắc phải.
Chứng kiến con đau đớn đến ngất lịm, gào khóc trong hoảng sợ, chị Thuý khổ sở như muốn chết đi. Chị chỉ mong mình gánh chịu những cơn đau đó thay con. Truyền hoá chất từ ngày 25 Âm lịch đến hết mùng 10 năm mới, Thịnh được bác sĩ cho về nhà ít ngày để tĩnh dưỡng, chuẩn bị cho đợt truyền tiếp theo.
Song chưa đầy một tuần, do tình trạng chuyển biến nặng hơn, con tiếp tục phải nhập viện. Kể từ lúc đấy cho đến nay, đứa trẻ đó phải truyền hoá chất 4 lần. Giờ đây, tính mạng con vẫn bị đe doạ hàng ngày khi chỉ số tiểu cầu tụt sâu dù bác sĩ đã tiến hành tiêm kích cầu.
Khó khăn chồng chất
Gia đình bé Thịnh có hoàn cảnh hết sức éo le. Ông nội con qua đời do bệnh ung thư vòm họng. Mẹ làm lao động tự do, thu nhập bất bênh. Bố con sau tai nạn lao động bị viêm cột sống dính khớp, đi lại khó khăn, sức khoẻ suy giảm. Đến nay, cả bố và mẹ đều túc trực tại bệnh viện chăm con, hoàn toàn không kiếm ra tiền.
![]() |
Bé Nguyễn Hoàng Thịnh đang cần sự hỗ trợ từ cộng đồng |
Để có tiền cho con chữa bệnh, chị Thuý buộc phải đi vay mượn khắp nơi mới gom đủ 50 triệu đồng, nhưng số tiền này nhanh chóng hết sạch sau 4 đợt hoá chất. Dù đã 1 tuổi nhưng Thịnh nặng chỉ vỏn vẹn 7kg, cơ thể gầy gò.
"Chồng tôi cũng bất lực. Gia đình bên nội neo người, trách nhiệm dồn lên vai chồng tôi là con trưởng. Vậy mà bản thân anh ấy mất sức lao động, con ốm đau không tiền chạy chữa...", chị oà khóc.
Nhìn đứa trẻ chìm vào giấc ngủ sâu, chị biết đây là giây phút hiếm hoi con được bình yên từ lúc chào đời. Vợ chồng chị đã hoàn toàn không còn khả năng lo viện phí cho con. Tính mạng bé Nguyễn Hoàng Thịnh giờ đây chỉ biết trông chờ vào tấm lòng hảo tâm của bạn đọc.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Cách đây 10 năm, chị Bình có bầu, sinh được 1 bé gái, đặt tên là Trần Thị Linh. Không ai biết cha của đứa trẻ là ai. Chị Bình cứ thế một mình nuôi con khôn lớn. Biết mình có hoàn cảnh khác biệt, Linh sống khép mình so với bạn bè. Cô bé thương mẹ, thường xuyên giúp đỡ mẹ việc nhà khiến chị Bình được an ủi phần nào.
Cả hai mẹ con cứ như vậy dựa vào nhau mà sống qua ngày. Không ngờ, một tai hoạ xảy đến khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 02/8/2021, khi chị Bình đang đẩy bao bì vào máy nghiền nhựa vụn, không may dây quấn vào chân chị không thể dứt ra được. Chiếc máy nghiền đã cắt lìa một chân phải của chị từ phần đùi trở xuống.
Phát hiện sự việc, các công nhân làm cùng nhanh chóng đóng cầu dao điện song mọi thứ dường như đã quá muộn. Người phụ nữ đau đớn đổ gục xuống, máu chảy đầm đìa. Một người phiên dịch trong nhà máy hô hào mọi người cất bên chân bị đứt của chị Bình vào thùng đá đưa tới bệnh viện để các bác sĩ làm phẫu thuật.
Bằng nỗ lực hết sức, các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời nối lại chân cho chị Bình. Chị tiếp tục được chuyển sang khoa chấn thương chỉnh hình nhằm điều trị hậu phẫu.
Nghe tin dữ, cháu Linh khóc thét lên. Trước khi anh Trần Văn Mão (bác ruột cháu) vào bệnh viện chăm mẹ, cháu khẩn cầu: “Bác ơi, bác cứu mẹ con với. Con thương mẹ lắm”. Những người thân trong gia đình đều đau xót, thương đứa trẻ vốn chịu quá nhiều thiệt thòi, nay mẹ là người thân thiết duy nhất lại gặp nạn.
Mong chờ ngày mẹ về
Gia đình chị Bình vốn thuộc hộ khó khăn trên địa bàn xã. Đồng lương công nhân ba cọc ba đồng chỉ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong nhà. Cuộc sống người mẹ đơn thân vốn nhiều vất vả nhưng nghĩ về tương lai của con, chị vẫn cố gắng làm lụng cho con được ăn học đàng hoàng.
Sau vụ tai nạn kinh hoàng, chân chị Bình tuy đã cử động được song những mạch máu nhỏ nuôi chân chưa nối được. Chính vì vậy, thời gian tới chị cần phải làm thêm một số cuộc phẫu thuật khác.
Dù công ty đã hỗ trợ toàn bộ chi phí thuốc men, gia đình chị vẫn hết sức khó khăn bởi sức khoẻ chị suy giảm đáng kể, khả năng tiếp tục lao động như trước đây gần như rất khó. Ngoài ra còn các chi phí phát sinh gia đình vẫn cần lo toan.
![]() |
Em Linh, con gái chị Bình ngày ngày nhớ thương mẹ, khóc cạn nước mắt |
Trong khi đó, em Linh đang bước vào độ tuổi ăn học. Nay không có mẹ bên cạnh, một mình em phải xoay sở một mình trong căn nhà hiu quạnh. Đứa trẻ mới 10 tuổi ngày đêm vẫn trông mong ngày gặp lại mẹ. Mỗi lần gọi điện cho mẹ, Linh khóc rất nhiều. Bởi còn quá nhỏ, em chưa thể vào bệnh viện chăm mẹ thay cho bác. Bao nhiêu khó khăn về chi phí sinh hoạt, mọi vất vả khác, Linh cũng đành cậy nhờ những người hàng xóm.
Hiện tại, chị Bình đã được nối chân, tuy nhiên sau này chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và hoạt động. Gánh nặng trong gia đình nguy cơ đè nặng lên vai một đứa trẻ mới 10 tuổi. Tương lai cô bé Linh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Nơi bệnh viện, chị Bình rưng rưng: “Cuộc sống hai mẹ con tôi đã quá khổ rồi. Giờ chân thế này hồi phục lại cũng thành tật chứ chưa chắc đã được như trước. Tôi cũng không biết sẽ được bố trí công việc gì sau tai nạn.
Lao động chân tay dựa vào sức lực là chủ yếu, sức khoẻ suy giảm thì dù công ty có ưu ái cũng không biết tìm công việc nào phù hợp lại đảm bảo thu nhập cho tôi. Giá con tôi lớn rồi thì đỡ, đằng này mới 10 tuổi. Tôi chưa biết phải làm sao để nuôi con ăn học dài hạn đây”.
Không còn sức khoẻ, mất khả năng lao động, chưa kể còn có thể gặp những biến chứng khác sau tai nạn, điều chị Bình lo lắng nhất là làm thế nào để nuôi con khôn lớn. Rất mong hoàn cảnh mẹ con chị Bình nhận được sự quan tâm, sẻ chia của mọi người.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: